[tintuc]
Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chia sẻ bạn những cách chống nắng giúp bạn “sống sót” qua mùa nắng nóng này.
Tia UV trong ánh nắng mặt trời chính là "kẻ rắc rối" gây ra nhiều vấn đề cho da, thậm chí gây ung thư da. Nắng nóng gay gắt còn gây cảm nắng hay sốc nhiệt. Đừng bỏ qua những cách chống nắng thông minh này để giữ mình luôn an toàn nhé.
Mùa hè nóng bức, chỉ số tia UV lên đến mức báo động tiềm ẩn về những nguy cơ gây hại cho làn da và thậm chí là gây ung thư da. Nếu không tìm hiểu ngay những cách chống nắng thông minh để phòng thân, bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề như say nắng, sốc nhiệt, cháy nắng, đen sạm và lão hóa da. Khám phá xem những bí quyết ấy là gì nhé.
Những cách chống nắng giữ bạn an toàn qua mùa hè này.
Vì sao cần phải tìm hiểu về những cách chống nắng hiệu quả? Không phải chỉ để giữ gìn “nhan sắc”, ánh nắng mặt trời gay gắt và nhiệt độ cao kéo dài còn gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe. Vậy bạn có thể tự bảo vệ mình bằng những phương pháp nào?.
Phần 1: Chọn trang phục phù hợp.
Tuy vải không hoàn toàn ngăn được lượng tia UV tiếp xúc với da nhưng nó cũng sẽ cản được một phần đáng kể tia nắng đến da của bạn. Do đó, nếu phải ra đường trong những giờ nắng nóng, đừng quên lựa chọn những loại áo dài tay và quần dài để che phủ tối đa cơ thể.
1. Chọn loại vải chống nắng tốt.
Vải cotton là lựa chọn lý tưởng nhất vì khả năng thấm hút mồ hôi, tạo sự thoáng mát giúp bạn không thấy ngột ngạt giữa mùa hè. Loại vải có đường dệt càng khít thì càng ngăn chặn ánh nắng tốt. Bạn có thể thử trước bằng cách đặt vải lên trước ánh sáng, nếu không thấy nhiều tia nắng xuyên qua thì nó có khả năng chống nắng tốt. Quần áo sậm màu tuy hút nhiệt nhiều hơn và khiến bạn thấy nóng nhưng chúng lại bảo vệ da tốt hơn trước sự tấn công của ánh nắng.
2. Chọn trang phục có chỉ số chống tia tử ngoại.
Hiện nay, nhiều thương hiệu sản xuất áo khoác và trang phục thể thao đã cho ra đời những loại quần áo có khả năng chống lại tia UV, thông thường được ghi trên nhãn. Lựa chọn những loại áo này khi phải hoạt động nhiều ngoài trời cũng là một cách chống bắt nắng cho da bạn có thể nghĩ tới.
3. Đội mũ khi ra ngoài.
Mũ rộng vành (vàng rộng ít nhất 8cm) là loại che nắng tốt nhất. Trong khi đó, mũ lưỡi trai lại không che được tai và cổ của bạn. Đội mũ còn tránh cho mắt phải tiếp xúc trực tiếp với nắng.
4. Đeo kính râm.
Đừng chỉ chú ý đến cách chống nắng cho da mà quên rằng đôi mắt của bạn cũng cần được bảo vệ. Tia UV tác động trong thời gian dài có thể gây nên các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể. Nên chọn loại kính có khả năng chống tia UV tốt.
Phần 2: Sử dụng kem chống nắng.
Do vải không hoàn toàn cản được tia UV nên bạn cũng cần phải biết đến cách chống ăn nắng nhờ sử dụng kem chống nắng.
1. Chọn chỉ số SPF thích hợp.
Nếu bạn chưa biết đọc các chỉ số được ghi trên sản phẩm chống nắng, hãy đọc thêm bài viết cẩm nang về kem chống nắng này. Kem có SPF quá thấp (dưới 30) sẽ không bảo vệ da bạn tốt, nhưng ngược lại, SPF quá cao thì sẽ gây bí da và khả năng chống nắng cũng không quá khác biệt. Chỉ số SPF phù hợp nhất là từ 30 đến 50.
2. Kem chống nắng phải chống được cả tia UVA và UVB.
Cả 2 loại tia này đều có khả năng gây nhiều tổn thương cho da, nhưng chỉ số SPF trên sản phẩm chỉ biểu thị tác dụng chống UVB. Hãy lựa chọn những loại kem có ghi “phổ rộng” để ngăn chặn được cả 2 loại tia này.
3. Kiểm tra thành phần.
Tránh mua kem có những thành phần gây dị ứng như paraben, chất gây rối loạn nội tiết như oxybenzone, hàm lượng chất tạo màu, tạo mùi cao, đặc biệt nếu bạn sở hữu một làn da nhạy cảm.
4. Chọn loại kem chống nắng phù hợp.
Về tính chất, có 2 loại kem chống nắng thường gặp là kem chống nắng vật lý và hóa học.
Về kết cấu kem, có rất nhiều loại đa dạng như kem, sữa, gel, xịt, phấn, lăn, thỏi…
Mỗi loại da sẽ phù hợp với một loại sản phẩm riêng. Và bạn nhất định phải xem thêm về cách chọn kem chống nắng cho từng loại da này.
5. Chọn kem chống thấm nước khi đi bơi.
Thoa kem chống nắng cũng là cách chống nắng tốt nhất khi đi biển, bảo vệ da khi phải tiếp xúc trực tiếp với nắng. Nếu bạn muốn thoải mái vẫy vùng dưới nước hoặc tham gia các hoạt động thể thao đổ nhiều mồ hôi, hãy chọn sản phẩm có khả năng chống thấm nước. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm hiện nay đều chỉ kháng nước được trong khoảng 40 đến 80 phút. Do đó, bạn phải thường xuyên dặm lại kem để bảo toàn tác dụng của nó.
6. Thoa kem chống nắng đúng cách.
Thoa đủ lượng kem: Lượng kem nên dùng là khoảng 30ml, tùy thuộc vào chất kem. Cần chuẩn bị một lượng kem bằng 1/4 chai kem chống nắng 240ml cho một buổi đi bơi.
Thoa kem trước khi ra ngoài: Cách chống nắng khi đi ra đường là bạn phải thoa kem khoảng 30 phút trước khi tiếp xúc với nắng để các chất trong kem có thời gian phát huy tác dụng.
Thoa kem lên toàn bộ cơ thể: Mọi vùng da tiếp xúc với nắng đều phải được thoa kem. Bạn có thể nhờ người khác hỗ trợ bôi kem ở những vùng như lưng và vai.
Phần 3: Những cách chống nắng hiệu quả mùa hè khác.
Bên cạnh việc lựa chọn trang phục và dùng kem chống nắng, bạn hãy nghĩ đến những cách chống nắng nóng đơn giản mà thông minh dưới đây.
1. Theo dõi chỉ số UV.
Trên báo hoặc các chương trình dự báo thời tiết thường sẽ có thông báo về chỉ số tia UV và khi nào là con số đáng báo động. Vào những ngày được dự đoán có chỉ số UV cao, tốt nhất là bạn hãy hạn chế ra đường.
Khuyến cáo bảo vệ da theo từng chỉ số tử ngoại:
Màu xanh lục: Đeo kính râm bảo vệ mắt.
Màu vàng: Che chắn bằng nón, áo.
Màu cam: Đeo kính râm, mặc quần áo chống nắng, đội nón rộng vành, dùng kem chống nắng có SPF 30 cộng + .
Màu đỏ: Đeo kính râm, mặc quần áo chống nắng, đội nón rộng vành, dùng kem chống nắng có SPF 30 cộng +, không ở lâu dưới ánh nắng.
Màu tím: Mức nguy hại cao nhất, do đó cần áp dụng tất cả các biện pháp phòng ngừa kể trên.
2. Tránh những khung giờ nắng nóng.
Khoảng thời gian từ 10h sáng đến 4 giờ chiều là lúc tia UV hoạt động mạnh nhất. Trong thời gian này nếu không có việc gì quan trọng bạn nên ở yên trong nhà. Nếu nhất thiết phải ra ngoài, bạn hãy tìm chỗ có bóng râm, đội mũ, mang dù và dùng kem chống nắng.
Một trong những cách chống nắng khi làm việc ngoài trời là nên nghỉ nhiều lần, và cứ hoạt động được 10 đến 15 phút thì lại bổ sung khoảng 240ml nước.
3. Quan sát bóng của mình.
Vị trí tương đối của bạn với mặt trời có thể ảnh hưởng đến cường độ tia UV tiến đến người bạn. Hãy quan sát chiếc bóng của mình trên mặt đất. Nếu thấy bóng càng ngắn thì nghĩa là bạn đang bị càng nhiều tia UV tấn công và hãy tìm cho mình một “chỗ trú” thích hợp.
4. Những dấu hiệu bị sốc nhiệt.
Thấy da nóng bừng.
Mồ hôi đổ nhiều.
Mệt mỏi, chóng mặt, kiệt sức.
Buồn nôn.
Ít đi tiểu hoặc nước tiểu sậm màu.
Tim đập nhanh.
Nếu thấy mình có những dấu hiệu trên, bạn cần di chuyển vào nơi thoáng mát, có bóng râm và uống nhiều nước. Nếu các triệu chứng không giảm đi sau nửa giờ, bạn cần được đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
5. Bổ sung thực phẩm chống nắng từ bên trong.
Có thể bạn chưa biết, một số loại thực phẩm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp bạn chống lại những tác hại của ánh nắng mặt trời. Chúng không chỉ bảo vệ da khỏi cháy nắng, ngừa ung thư da mà còn giúp bạn tránh bị cảm nắng. Hãy bổ sung vào bữa ăn của mình các loại trái cây như cam, chanh, bưởi, lựu, dưa hấu, các loại rau củ như khoai lang, cà rốt, dưa leo, rau có màu xanh, cà chua và nước trà xanh…
Áp dụng tất cả những cách chống nắng trên sẽ giúp bạn có một mùa hè khỏe mạnh. Đừng quá sợ hãi ánh nắng ngày hè mà không dám bước ra ngoài tận hưởng ngày hè của bạn nhé!.
Nhớ ghé Đông Y Gia Truyền Tấn Khang thường xuyên để nhận được những nội dung về sức khỏe và làm đẹp hay nhé! Cũng đừng quên nhấn like, share và nhấn đăng ký kênh để nhận được thông báo khi có bài viết mới nhé!. Xin chào và hẹn gặp lại bạn ở các bài viết sau.
[/tintuc]