[tintuc]
Tác hại khi lạm dụng thuốc chống say rượu.
Người Việt Nam thường quan niệm “vô tửu” bất thành lễ. Chính vì vậy, trong các buổi tiệc, rượu bia luôn là đồ uống được ưu tiên. Để chứng tỏ mình là người có “tửu lượng tốt” và tránh mệt mỏi do rượu gây ra, nhiều người đã nhờ đến thuốc chống say rượu.
Tuy nhiên, nếu thường xuyên sử dụng thuốc chống say rượu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra một số bệnh căn bệnh nguy hiểm.
Vậy, phải dùng thuốc chống say rượu thế nào? Tác hại khi thường xuyên sử dụng thuốc ra sao? Chúng ta hãy cùng Benh.vn giải đáp vấn đề này.
Cơ chế thẩm thấu của rượu.
5 phút sau khi uống, chất ethanol trong rượu bắt đầu xâm nhập vào các mạch máu.
30 đến 120 phút tiếp theo là khoảng thời gian ethanol tiếp tục lan truyền đến các bộ phận khác trong cơ thể. Và đây cũng là lúc chất cồn “ngấm” vào não, tạo ra cảm giác say.
Say rượu (Ảnh minh họa)
Đề phòng say rượu
Kết hợp vừa ăn và uống.
Uống từ từ để có thời gian chuyển hóa lượng cồn đã thấm vào người.
Dùng những thức ăn như: củ cải trắng, rau cải trắng, rau cần, những món ăn chế biến từ đậu xanh.
Ăn những món ăn giúp trung hòa, giảm lượng cồn hấp thụ hoặc phân giải cồn trong rượu: các món nhiều dầu mỡ; các loại trái cây: cam, chanh, quýt, dâu tây…
Tuyệt đối không uống rượu với những loại nước ngọt có gas, vì phản ứng tạo bọt khí sẽ làm tăng tốc độ cồn ngấm vào máu.
Nói chuyện thật nhiều khi uống rượu, việc này làm hơi rượu được đẩy bớt ra ngoài và tiến trình giải phóng rượu trong cơ thể cũng xảy ra nhanh hơn.
Uống kèm nước suối hoặc húp canh để làm loãng nồng độ rượu trong cơ thể.
Chỉ nên uống một loại và tốt nhất là rượu vang.
Không uống rượu với nước ngọt có ga (Ảnh minh họa)
Cách uống rượu không say.
Gọi là cách uống rượu không say nhưng chỉ áp dụng với những ai có khả năng uống rượu tương đối và uống một lượng rượu vừa phải. Với những người hoàn toàn không biết uống rượu hoặc uống lượng rượu quá lớn thì không có phương pháp nào giúp không say!
Ăn lòng trứng gà hoặc trứng vịt.
Chất abumin của lòng trứng có tác dụng kết tủa cồn trong rượu, giảm lượng cồn hấp thu do đó giảm nguy cơ say và ngộ độc rượu. Mặt khác, albumin còn bảo vệ niêm mạc dạ dày trước tác động kích thích, sung huyết, loét… của lượng cồn có trong rượu.
Nước chanh đường.
Nước chanh đường hay những lát chanh thái mỏng có thể trung hòa đáng kể lượng cồn có trong rượu, giúp làm giảm nguy cơ say hoặc ngộ độc rượu.
Trái cây cam, bưởi, quýt…
Một vài trái cây có vị chua của axit lactic, axit acetic như: cam, bưởi, quýt… có tác dụng trung hòa lượng cồn có trong rượu, làm giảm nguy cơ say rượu.
Những loại thuốc chống say rượu.
Trên thị trường hiện có nhiều loại thuốc giải rượu:
Những chế phẩm: RU-21, ME-21, mewol-21, tylenol, pamin, decolgen aspirin, paracetamol… có thể giảm nhức đầu, sốt, đau nhức.
Ngoài ra, hàng xách tay gồm những loại thuốc giải rượu được rao bán trên mạng.
Lưu ý: Để đảm bảo sức khỏe và tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc, người dân không nên mua và sử dụng những loại thuốc chống say không rõ nguồn gốc đang được bán trên thị trường.
Khi nào thì dùng thuốc chống say rượu.
Chỉ dùng thuốc chống say rượu trong trường hợp thật cần thiết.
Hạn chế sử dụng thuốc chống say rượu.
Tác hại khi dùng thuốc chống say rượu.
Khi dùng thuốc chống say, chúng ta đã vô tình giữ lại những chất độc mà cơ thể đang cố gắng vận dụng cơ chế tự bảo vệ để đào thải ra ngoài.
– Aspirin, paracetamol là loại thuốc có ảnh hưởng rất xấu đến chức năng gan, khi phối hợp với rượu sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa.
Lạm dụng thuốc chống say rượu dẫn đến các bệnh về gan (Ảnh minh họa)
– Nếu nồng độ paracetamol trong máu quá cao, vượt quá khả năng khử độc của gan, chất độc sẽ tích lũy lại, gây hoại tử tế bào gan.
Vì vậy, không nên cố uống các loại thuốc chống nôn vì chính loại thuốc đó sẽ tiếp tục giữ chất độc lại trong cơ thể mà gan lại không thể lọc chất độc kịp, hậu quả là gây tổn hại nghiêm trọng tới gan, lâu ngày gây xơ gan và ung thư gan.
Các phương pháp giải rượu bằng dân gian.
Ngoài việc sử dụng thuốc chống say rượu, trong dân gian có nhiều phương pháp chống say, giải rượu rất hiệu quả và lành tính.
1. Dùng Nước đậu xanh
Nước đậu xanh có tác dụng giải rượu rất tốt (Ảnh minh họa)
Nguyên liệu: 100gr đậu xanh, 500ml nước, một chút muối.
Thực hiện:
Vo đậu xanh vài lần cho sạch bụi.
Cho đậu xanh vào nồi với 500ml nước, đun trên lửa nhỏ đến khi đậu nở mềm, vớt bọt.
Thêm chút muối vào nồi nước đậu xanh, tắt bếp, để hơi nguội.
Lọc lấy nước hoặc cho người say ăn luôn cả phần cái để giã rượu.
2. Bưởi.
Nước bưởi ép có tác dụng giải rượu (Ảnh minh họa)
Nguyên liệu: 1 quả bưởi
Thực hiện:
Ăn bưởi có tác dụng làm tỉnh rượu và giải ngộ độc rượu.
Ngoài ra uống nước bưởi ép cũng có tác dụng giải rượu tương tự như ăn bưởi.
3. Bột sắn dây.
Nguyên liệu: Bột sắn dây
Thực hiện:
Pha một cốc bột sắn dây.
Sau khi pha, vắt chanh rồi cho người say uống giúp tỉnh táo trở lại. Sắn dây cũng giúp gan tham gia đào thải độc tố.
Nước bột sắn có tác dụng giúp gan đào thải độc tố (Ảnh minh họa)
4. Đậu đen.
Nguyên liệu: 2 lạng đậu đen
Thực hiện:
Ninh đậu đen cho nhừ
Sau đó dùng nước uống liên tục từng chén một sẽ có tác dụng giải ngộ độc rượu.
5. Gừng tươi.
Nguyên liệu: 1 củ gừng tươi
Thực hiện:
Thái một củ gừng tươi khoảng 60 gram thành từng lát mỏng.
Sau đó đem sắc số gừng đó thành nước uống.
Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để có thể hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.
Vị gừng nóng (có tác dụng chống say rượu, vì gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể).
6. Vỏ quất tươi hoặc một ít vỏ chanh.
Nguyên liệu: 1 quả chanh, một chút muối, 1 thìa nhỏ đường, 1 tách nước nóng.
Thực hiện:
Cắt đôi quả chanh, lấy một lát mỏng ở giữa, phần còn lại vắt lấy nước cốt, cho vào tách nước nóng.
Thêm đường, chút muối và lát chanh vào tách, khuấy đều.
Cho người say dùng nóng, muối sẽ làm đằm vị chua, thức uống sẽ đậm đà hơn. Vị chua và mùi thơm của tinh chất chanh sẽ giúp người say tỉnh táo, dễ chịu hơn.
Nước chanh giúp người say rượu tỉnh táo, dễ chịu (Ảnh minh họa)
7. Nước rau cần.
Nguyên liệu: 100gr rau cần, một ít nước, một ít đường.
Thực hiện:
Rau cần rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt.
Sau khi đã được hỗn hợp nước, pha chút đường, uống từ từ. Nước cốt rau cần không chỉ làm tỉnh rượu mà còn giúp người say không bị đau đầu sau khi tỉnh.
8. Atiso.
Nguyên liệu: 2 bông atiso
Thực hiện:
2 bông atiso tươi nấu sắc trong 2 tiếng (hoặc 2 nắm atiso khô chế biến sẵn nấu 15 phút),
Dùng nước đã sắc được để uống từng đợt, mỗi đợt một cốc lớn
Atiso là một loại thảo dược có khả năng giải rượu và trị nhức đầu do say rượu rất tốt.
Ý kiến của chuyên gia.
Theo PGS. TS. Đặng Trần Côn, Khoa Hoá, Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội)
“Một số người khi say rượu, bia thường uống thuốc giải và có cảm giác dịu đi, nhưng về cơ chế của nó hiện các nhà khoa học cũng chưa biết là như thế nào và thuốc này có những chất gì, sau đó uống vào có tác hại gì đến cơ thể. Nhìn chung uống thuốc giải rượu, bia sau khi uống đều không có lợi cho cơ thể. Tốt nhất theo kinh nghiệm dân gian là giải rượu bằng nước đậu xanh sẽ tốt hơn là dùng thuốc”
Thạc sỹ, DS Lê Quốc Thịnh, trưởng khoa dược bệnh viện 71 Trung ương Thanh Hóa
“Thuốc giải rượu, bia không phải thần dược mà chỉ là thuốc hỗ trợ”. Hiểu một cách đơn giản, rượu vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acentaldehyd, một chất gây ra các biểu hiện mất tỉnh táo. Các thành phần trong chất giải rượu giúp làm giảm sự tạo thành acentaldehyd và đào thải ra khỏi cơ thể.
Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào nói về hiệu quả của những loại thuốc giải rượu. Trong quá trình sử dụng người ta chỉ thấy thuốc có tác dụng kháng cồn. Những thuốc mà đệ tử lưu linh coi là thần dược thực chất chỉ giúp người uống rượu giảm nhức đầu ở mức độ hạn chế.
Có một số loại thuốc chứa vitamin B1, B6 và một số axit khác để chuyển hóa rượu. Tuy nhiên, nhìn chung đây là thuốc hỗ trợ dinh dưỡng. Có người say rượu uống vào có cảm giác buồn nôn, bần thần, buồn ngủ và sợ rượu. Chính ảo giác tưởng cai được rượu khi uống thuốc khiến nhiều người lạm dụng nó”
Lời kết.
Là đàn ông, hầu hết ai cũng uống rượu. Trước bữa ăn, uống một ly nhỏ rượu bổ khai vị, kích thích tiêu hóa khiến bữa ăn ngon miệng cũng là việc nên làm.
Tuy nhiên, vào những dịp lễ tết, đi giao dịch công việc, khi vui vẻ chúng ta thường uống quá chén… và phải sử dụng thuốc chống say. Nếu lạm dụng loại thuốc này, chất độc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương và gan… lâu dần gây ra những căn bệnh xơ gan, ung thư gan…
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, chúng ta chỉ uống rượu khi cần thiết và hạn chế sử dụng thuốc chống say rượu.
Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và bình an.
[/tintuc]