[tintuc]
Giải đáp thắc mắc uống nước chè xanh nhiều có tốt không ?
Uống nước chè xanh nhiều có tốt không? Nước trà xanh đặc biệt được ưu chuộng vì nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó có tác dụng hỗ trợ chống ung thư, ngăn ngừa lão hóa, làm đẹp da…. Song, uống nhiều nước chè xanh quá nhiều sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ. Cụ thể, hãy cùng Đông Y Gia Truyền Tấn Khang tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Uống nước chè xanh nhiều có tốt không?
1. NƯỚC CHÈ XANH LÀ GÌ?
Trong đời sống, chè xanh còn được gọi là trà xanh được làm từ lá của cây trà chưa trải qua công đoạn làm héo và oxy hóa giống với cách chế biến trà Ô Long hay trà đen. Trà xanh có nguồn gốc ở Trung Quốc nhưng quy trình sản xuất lan rộng tới nhiều quốc gia ở châu Á. Trà xanh được chế biến và trồng theo nhiều cách, tùy thuộc vào loại trà xanh mong muốn.
Và tùy vào cách hãm trà để có được hương vị trà ngon. Hai kỹ thuật quan trọng là tráng ấm trà qua nước nóng trước để tránh trà bị nguội và để lá trà trong ấm rồi từ từ rót thêm nước sôi khi uống.
Lá cây trà xanh
2. TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA CHÈ XANH
Nhiều nghiên cứu chỉ rằng chè xanh giúp giảm nguy cơ béo phì và phòng ngừa ung thư. Cũng vì vậy mà nhiều người đã xây dựng thói quen uống trà cho mình. Sau đây hãy cùng hay độc lạ tìm hiểu cụ thể về tuyệt vời của chè xanh của trà nhé.
Phòng ung thư.
Trà xanh là thức uống có chứa nhiều chất chống oxy hóa như EGCG, EGC, ECG và EC, là những chất được biết đến có tác dụng làm giảm nguy cơ bị ung thư. Những chất này bảo vệ các tế bảo khỏi sự tấn công của các DNA lỗi. Bên cạnh đó, các chất trong lá trà xanh còn có tác dụng bảo vệ da bạn khỏi tia tử ngoại của mặt trời, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư da.
Hơn thế, theo rất nhiều nghiên cứu cho thấy, thường xuyên uống trà xanh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim hoặc bệnh Alzheimer, duy trì mật độ xương tốt, ngăn ngừa các bệnh về mắt ảnh hưởng đến thị lực ở tuổi già, ngăn ngừa đột quỵ và có thể kéo dài tuổi thọ của con người.
Trà xanh chứa EGCG, EGC, ECG và EC – Chất ngăn cản hình thành các tế bào ung thư
Giảm béo.
Chè kìm hãm và giảm hấp thu mỡ và gluxit của ruột bằng cách ức chế từng phần một số enzym tiêu hóa nhờ các polyphenol có trong lá. Nhờ đó, một phần lipit và đường không bị cơ thể đồng hóa, không dự trữ trong các mô mỡ.
Nước chè xanh có chất cafein tham gia vào hoạt động tiêu mỡ. Cuối cùng là chè xanh tăng cường tiêu hao năng lượng cơ thể, làm cho năng lượng tiêu hao cao hơn năng lượng hấp thu, do đó giúp cơ thể giảm trọng lượng.
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, uống 3-4 cốc trà xanh mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giúp giảm cân hiệu quả. Uống từ 1 đến 2 cốc nhỏ trước hoặc sau bữa ăn từ 30 – 45 phút sẽ giúp trà xanh phát huy tác dụng một cách tối đa.
Nước chè xanh có chất cafein tham gia vào hoạt động tiêu mỡ
3. UỐNG NƯỚC CHÈ XANH NHIỀU CÓ TỐT KHÔNG?
Nước chè xanh tốt cho sức khỏe nhưng uống quá nhiều vẫn sẽ gây hại cho cơ thể. Uống nhiều chè xanh có thể dẫn đến kết quả là cơ thể không dung nạp cafein, ngoài ra còn có triệu chứng khó tiêu, bất lợi cho tiêu hóa.
Theo các nhà nghiên cứu, uống nước chè xanh quá nhiều, đặc biệt là những người có thói quen uống trà xanh thay nước lọc có nguy cơ dẫn đến nhiều vấn đề như:
Giảm khả năng hấp thu sắt
Trong trà có lượng tannin dồi dào. Tannin là loại chất có khả năng tương tác với sắt trong một số loại thực phẩm, khiến cơ thể không thể hấp thụ lượng sắt cần thiết. Từ đó dẫn tới tình trạng thiếu sắt, thiếu hụt hồng cầu. Nồng độ sắt trong cơ thể rất thấp, nếu trà là món uống ưa thích của bạn thì hãy cân nhắc việc này để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của tannin đến khả năng hấp thụ sắt.
Bên cạnh đó, hàm lượng tannin trong trà có khả năng thay đổi đáng kể, tùy vào loại trà và cách pha chế. Để đảm bảo cơ thể nhận đủ lượng sắt cần thiết, mỗi ngày chỉ nên uống ít hơn 710ml trà.
Trong trà có Tannin là loại chất có khả năng tương tác với sắt khiến lượng sắt trong cơ thể thiếu hụt
Khó ngủ
Khó ngủ là tác dụng phụ phổ biến của thói quen uống trà quá nhiều. Đồng thời hàm lượng lớn caffeine trong trà cũng là nguyên nhân gây rối loạn chu kỳ ngủ – thức của một người. Điều này là do caffeine ức chế quá trình sản sinh melatonin, một loại hormone đóng vai trò quyết định chất lượng giấc ngủ. Cơ thể bình thường cần 6 giờ để xử lý caffeine, chính vì vậy, để không ảnh hưởng đến giấc ngủ bạn không nên uống trà sau 3 giờ chiều.
Hàm lượng lớn caffeine trong trà cũng là nguyên nhân gây rối loạn chu kỳ ngủ
Buồn nôn
Có nhiều người hỏi: “Uống nước chè nhiều có tốt không?” Trong một chừng mực nhất định, nước trà có lợi cho sức khỏe, nhưng cái gì nhiều quá cũng phản tác dụng. Chất tannin trong lá trà có khả năng kích thích mô tiêu hóa, từ đó kéo theo các triệu chứng khó chịu như đau dạ dày, cào ruột, buồn nôn… Đặc biệt là tiêu thụ với số lượng lớn hoặc bạn uống trà khi bụng rỗng.
Gây nghiện caffeine
Caffeine là một chất kích thích có khả năng gây nghiện. Chính vì thế, nếu có thói quen uống trà hay bất kỳ thức uống nào có caffeine, bạn rất dễ trở nên lệ thuộc vào các loại thức uống này.
Một khi bạn đã nghiện caffeine, khi bạn ngưng tiêu thụ nó, bao gồm đau đầu, nhịp tim nhanh, mệt mỏi, khó chịu… Đây chính là những biểu hiện cho thấy rõ ràng nhất việc bạn lệ thuộc vào caffeine.
Ngoài những tác hại kể trên, uống nước chè nhiều sẽ gây nên nhiều vấn đề khác như chóng mặt, đau đầu, biến chứng thai kỳ ở phụ nữ mang thai, gây ợ nóng,… Vì vậy bạn nên cân nhắc lượng trà tiêu thụ mỗi ngày nhằm ngăn ngừa các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Trành xanh có Caffeine là một chất kích thích có khả năng gây nghiện
4. CÁCH UỐNG CHÈ DỄ MẮC BỆNH
Uống nước chè xanh có thể cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, uống chè cũng cần phải biết cách mới cảm nhận được vị ngon và giữ được giá trị của chè. Những quan niệm sai lệch, cách pha trà sai cách gây nên nhiều tác hại không ngờ cho cơ thể. Nếu muốn thưởng nước chè xanh ngon và lành mạnh, bạn nên tránh những sai lầm sau đây:
Ngâm trà quá lâu
Chè cần được uống ngay sau khi pha mới cảm nhận được vị ngon của nó. Sau khi pha trà một thời gian, màu sắc trà dần sẫm lại, đậm hơn và cũng mất đi hương thơm tự nhiên. Đó là dấu hiệu cho biết chè đã bắt đầu bị oxi hóa, lúc này chè không còn tốt cho sức khỏe nữa. Đây chính là lý do tại sao chúng ta không nên uống chè đã để qua đêm. Sau một thời gian tiếp xúc với không khí, chè bắt đầu thu hút vi khuẩn, mất đi vị ngon mà dinh dưỡng cũng không còn.
Nên thưởng trà lúc còn nóng để cảm nhận được vị ngon và giúp ích cho sức khỏe
Uống nước chè xanh khi bụng trống
Không nên uống nước chè xanh khi bạn chưa ăn sáng hoặc có cảm giác đói. Uống chè trong lúc bụng trống rỗng sẽ tạo điều kiện cho “tính hàn” của trà xâm nhập vào cơ thể, ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp, đặc biệt là phổi.
Pha trà với nước quá nguội hoặc quá nóng
Khi pha ở nhiệt độ cao, chè quá đậm ảnh hưởng đến vị chè. Hơn thế, việc uống chè quá nóng có thể có một số ảnh hưởng xấu đến hệ thống tiêu hóa của bạn. Và khi uống lạnh, chè sẽ thu hút đờm khiến bạn khó chịu. Để thưởng thức vị chè ngon đúng điệu, chè nên được pha ở nhiệt độ nước dao động từ 61 °C đến 87 °C với thời gian từ 30 giây đến ba phút.
Uống chè cùng với thuốc
Uống chè cùng với thuốc hoặc uống cùng thời điểm có thể sẽ gây ra kích thích về hormone và kháng sinh trong cơ thể. Điều này làm giảm tác dụng của thuốc và gây nguy hiểm cho gan. Ngoài ra, uống chè và thuốc cùng lúc cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa vì tanin trong chè xanh kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn. Đây là tác dụng phụ gây nên hậu quả nghiêm trọng với những người có vấn đề về dạ dày như loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.
Uống chè cùng thời điểm với thuốc có thể sẽ gây ra kích thích về hormone và kháng sinh
Như vậy là bạn đã biết được uống nước chè xanh nhiều có tốt không? Ngay hôm nay, hãy hình thành thói quen uống trà để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mỗi ngày. Tuy nhiên, để tránh tác dụng phụ của việc uống trà quá nhiều mà Đông Y Gia Truyền Tấn Khang đã nêu trên, hãy đảm bảo rằng bạn uống một lượng vừa phải nhé.
Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.
[/tintuc]