[tintuc]
Cây An xoa thảo dược quý hỗ trợ điều trị bệnh gan hiệu quả.
Cây an xoa là một loại thảo dược có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan. Vậy cây an xoa là dược liệu gì? Trồng ở đâu? Tại sao lại được sử dụng chuyên về chữa bệnh gan? Hãy cùng dongygiatruyentankhang.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Cây an xoa được trồng ở khu vực nào?
An xoa thảo còn có những tên gọi khác như: dó lông, thâu kén lông, tổ kén cái…. Tên khoa học là Helicteres hirsuta Lour, thuộc họ cẩm quỳ.
Tại Việt Nam, cây an xoa phân bố khắp các tỉnh:
Miền Bắc: Hà Nội, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn…
Miền Trung: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình…
Miền Nam: Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Lâm Đồng, Đồng Nai…
Ngoài ra, cây an xoa còn được mọc nhiều ở Campuhia và Lào.
Đặc điểm thực vật của cây an xoa.
An xoa thuộc loại thân gỗ nhỏ, mọc thành từng cụm nhỏ cao khoảng 1,6m. Lá an xoa có màu xanh, cả hai mặt trên và dưới của lá đều có lông mịn, chiều dài lá khoảng 10 – 15cm, chiều rộng 5 – 7cm, thuôn nhọn. Quả có nhiều lông bao quanh nhìn giống như tổ sâu (còn tên gọi thâu kén lông hay tổ kén cái). Hoa có màu tím, thường mọc ở các nách lá.
Cách nhận biết cây an xoa chuẩn, chất lượng tốt.
Cây an xoa thường mọc hoang thành bụi ở ven suối, trong rừng nơi có độ ẩm cao và chỉ có một loại giống duy nhất. Trong quá trình khai thác và sử dụng dược liệu này cần chú ý một số đặc điểm nhận biết sau:
Hình dáng, màu sắc: Lá có đặc điểm thuôn nhọn, gân nổi phía dưới mặt lá, thân cây nhỏ hơn thân cây dại. Quả có nhiều lông, màu xanh do đó khi chọn mua cây an xoa, bạn có thể yêu cầu người bán cung cấp cây an xoa xem có còn nguyên quả dính vào cành cây hay không. Nếu quả không có lông, có màu vàng hoặc đỏ, có thể đó là cây dại. Hoa an xoa có màu tím.
Đặc điểm nhận biết cây an xoa.
Mùi vị: Khi nấu hoặc sắc nước có vị ngọt nhẹ, mùi thơm, trường hợp khi sắc uống thấy có mùi hôi khó chịu không phải là cây an xoa.
Phân biệt cây an xoa với một số cây khác cùng loại:
Cây dó mốc: đây là loại cây có tên tên khoa học là Helicteres angustifolia, thuộc họ glaucoides Pierre. Thân cứng và nhỏ hơn an xoa. Quả hình tròn, không thon dài như quả của cây an xoa. Lá thường cứng, thon dài hơn thân an xoa, đặc biệt không có răng cưa.
Cây tổ kén tròn hay Dó tròn: tên khoa học Helicteres isora L, thuộc họ Trôm – Sterculiaceae. Cây thường cao 2m, lá mọc so le, phiến lá xoan rộng tròn dài, mép khía răng không đều. Quả hình trụ tròn, xoắn lại như cuốn thừng (còn tên gọi khác là cây tổ kén vặn hay Tổ kén xoắn), phủ lông hình sa, hạt có khía, to 2mm. Hoa của cây to hơn hoa an xoa màu đỏ, ra hoa từ 4 – 10, có quả từ 6 – 11.
Thành phần hóa học của cây an xoa.
Bộ phận dùng: các bộ phận cây an xoa đều được dùng để chữa bệnh. Thành phần hóa học bao gồm: Flavonoid, Alkaloid và nhiều enzyme khác.
Công dụng của cây an xoa theo Đông y.
Theo Đông y, cây an xoa là thảo dược lành tính, không độc tố, có tác dụng mát gan, thanh nhiệt cơ thể, giải độc. Đặc tính của an xoa thảo hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như: xơ gan, men gan tăng cao, xơ gan, ung thư gan giai đoạn đầu, viêm gan vius (A, B, C), đau lưng, nhức mỏi cơ thể, bệnh đau xương khớp, mất ngủ.
Công dụng của cây an xoa theo Tây y.
An xoa thảo là một dược liệu có nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh gan như: xơ gan, ung thư gan giai đoạn đầu, viêm gan virus (A, B, C), hỗ trợ trị viêm đại tràng mãn tính.
Cây an xoa hỗ trợ điều trị ung thư gan giai đoạn đầu.
Gan là tạng trong phúc mạc, cơ quan quan trọng của hệ tiêu hóa và thực hiện nhiều chức năng cho cơ thể như khử độc, chuyển hóa lipid, protide… Hiện nay, ung thư gan là 1 trong 8 bệnh ung thư phổ biến nhất trên toàn thế giới có tỷ lệ tử vong cao.
Bên cạnh các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa, xạ trị ở từng giai đoạn ung thư gan. Việc sử dụng dược liệu An xoa thảo nhằm hỗ trợ điều trị ung thư gan ở giai đoạn đầu, có thể mang lại những hiệu quả tích cực trong việc hỗ trợ điều trị bởi trong vị thuốc an xoa có hoạt chất flavonoid giúp chống oxy hóa, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Alkaloid là một chất kháng tế bào ung thư, hỗ trợ ngăn chặn khối u hiệu quả.
Tuy nhiên, việc sử dụng an xoa thảo trong việc hỗ trợ điều trị ung thư gan cần có sự tư vấn của các bác sĩ điều trị. Nếu sử dụng chỉ nên dùng ở giai đoạn đầu khi khối u chưa phát triển, di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể. Khi khối u phát triển người bệnh cần tuân thủ các phương pháp điều trị bằng y học hiện đại để tránh mất thời gian vàng trong điều trị.
Hoạt chất flavonoid có trong cây an xoa giúp chống oxy hóa, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư gan giai đoạn đầu.
Cây an xoa hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan.
Xơ gan là một bệnh về gan mạn tính nghiêm trọng. Quá trình xơ hóa gan là tình trạng trong gan bắt đầu hình thành các mô xơ. Ban đầu mô xơ còn nhỏ sau đó lớn dần và lan tỏa khắp thể tích gan. Khi các mô xơ xâm chiếm từ 50% lá gan trở lên được gọi là xơ gan.
Mức độ nguy hiểm của xơ gan rất cao, đây chính là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số mọi loại bệnh. Hoạt chất Flavonoid có trong cây an xoa giúp cải thiện tình trạng xơ gan và giảm thiểu các biến chứng của bệnh như: nôn ra máu và đi ngoài phân đen, hôn mê gan, nhiễm khuẩn dịch cổ trướng, phục hồi tình trạng xơ gan, bảo vệ chức năng gan.
Cây an xoa hỗ trợ điều trị các bệnh về gan (men gan tăng cao, xơ gan cổ trướng, virus A, B, C).
Men gan cao tuy là bệnh lành tính nhưng không được chữa trị kịp thời và triệt để, bệnh sẽ gây biến chứng nguy hiểm đe dọa tới sức khỏe. Men gan tăng cao xảy ra khi chỉ số men gan (trong đó có GPT, ALT) vượt quá 0 – 40U/L.
Xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan. Đây là tình trạng các tế bào gan bị hư hại, chết dần thay vào đó các mô sẹo, cấu trúc gan thay đổi. Các mô sẹo ngày càng lan rộng, chạy lan dọc khắp gan, chia cắt các tế bào gan thành những nốt. Chức năng sinh lý của gan không được đảm bảo, gây biến chứng phù, vàng da, mệt mỏi, khó thở, hôn mê…thậm chí là tử vong.
Bệnh viêm gan do nhiễm virus, gồm 5 loại chính là virus viêm gan A,B,C,D và E. Viêm gan A và E xảy ra khi ăn phải thực phẩm hoặc nước nhiễm virus gây bệnh. Viêm gan B, C và D chủ yếu là do tiếp xúc với dịch cơ thể của người mang bệnh. Con đường lây truyền phổ biến của các loại virus này bao gồm nhận máu hoặc chế phẩm từ máu đã nhiễm bệnh, sử dụng các thiết bị y tế nhiễm khuẩn, truyền từ mẹ sang con và qua quan hệ tình dục.
Bên cạnh các phương pháp điều trị, người bệnh có thể sử dụng cây an xoa bởi trong cây an xoa có hoạt chất flavonoid là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Bên cạnh sự hấp thụ vitamin C, hoạt chất này giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa và đảo ngược mất cân bằng oxi hóa (hay còn gọi là stress oxy hóa) giúp bảo vệ tế bào gan, hạn chế sự tiến triển của bệnh, giảm các biến chứng của bệnh gây ra.
Cây an xoa hỗ trợ điều trị viêm đại tràng mạn tính.
Viêm đại tràng mạn tính là quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau, nhẹ dẫn đến niêm mạc kém bền vững và dễ chảy máu, nặng dẫn đến xuất hiện các vết loét, xung huyết và xuất huyết, thậm chí có thể có những ổ áp xe nhỏ.
Bệnh được chia thành 2 nhóm: có nguyên nhân và không rõ nguyên nhân. Viêm đại tràng mạn tính có nguyên nhân xuất hiện sau viêm đại tràng cấp tính do nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm nấm và nhiễm độc không được điều trị dứt điểm. Viêm đại tràng mạn tính không rõ nguyên nhân bao gồm: viêm đại tràng mạn tính không đặc hiệu và bệnh Crohn (rất ít gặp ở nước ta).
Bên cạnh các phương pháp điều trị, người bệnh có thể sử dụng an xoa thảo bởi trong cây có hoạt chất flavonoid có tác dụng phục hồi niêm mạc đại tràng do tổn thương lâu ngày, giúp cân bằng lại hệ thống đường ruột và chức năng tiêu hóa cho cơ thể, giảm các triệu chứng của bệnh như: mệt mỏi, ăn ngủ kém, chán ăn, đầy bụng, suy giảm trí nhớ, hay cáu gắt, có thể có sốt. Đau bụng quặn thắt từng cơn hoặc đau âm ỉ ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái, tại vùng đại tràng góc gan, góc lách dọc theo khung đại tràng…
Cây an xoa hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, hô hấp, rối loạn chuyển hóa và suy giảm chức năng tình dục, thừa cân còn tác động nghiêm trọng đến hệ vận động, nếu không có các biện pháp giảm cân tích cực. Bên cạnh việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, luyện tập thể thao, có thể kết hợp sử dụng thêm cây an xoa bởi các hoạt chất Flavonoid, Alkaloid giúp cân bằng trao đổi chất, làm giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể, giúp cải thiện vóc dạng hiệu quả.
Cây an xoa giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể.
Đối với người mệt mỏi, đi tiểu vàng, kém ăn, da nhợt nhạt, xuất hiện mụn nhọt ở mặt, lưng có thể uống dịch chiết an xoa sẽ giúp thanh lọc cơ thể, thải bỏ các độc tố.
Ngoài ra an xoa thảo còn có tác dụng hỗ trợ chữa một số bệnh như huyết áp cao, tiểu đường, xương khớp…
Một số bài thuốc chữa bệnh bằng cây an xoa.
An xoa là thảo dược có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh, đặc biệt là các bệnh lý về gan. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc này.
Bài thuốc 1: Cây an xoa hỗ trợ điều trị ung thư gan giai đoạn đầu.
Ung thư gan bắt đầu từ sự phát triển và nhân lên bất thường của các tế bào tại cơ quan này. Ở giai đoạn đầu người bệnh thường có các triệu chứng như: vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, chán ăn, mệt mỏi, sút cân nhanh… Sau đây là bài thuốc từ cây an xoa giúp hỗ trợ điều trị ung thư gan giai đoạn đầu.
Nguyên liệu: 300g cây an xoa phơi khô sao vàng.
Cách thực hiện: Cho nguyên liệu trên vào ấm sắc với 1000ml nước, uống thay nước trong ngày.
Hỗ trợ điều trị ung thư gan giai đoạn đầu kết hợp cây an xoa với cây xạ đen
Nguyên liệu:100g xạ đen khô, 100g an xoa khô đã sao vàng.
Cách thực hiện: Cho hai nguyên liệu trên trộn lẫn với nhau, cho vào ấm sắc với 1000ml nước uống sau khi ăn khoảng 15 phút hoặc cũng có thể sử dụng hàng ngày thay nước lọc và trà.
Hỗ trợ điều trị ung thư gan kết hợp với cây cà gai leo.
Nguyên liệu: 50g cây an xoa khô và 50g cây cà gai leo khô đã được sao vàng.
Cách thực hiện: Cho hai nguyên liệu trên vào ấm sắc với 1000ml nước, sử dụng trong ngày thay nước lọc.
Bài thuốc 2: Cây an xoa giúp hỗ trợ điều trị xơ gan cổ trướng.
Xơ gan cổ trướng chính là giai đoạn muộn của bệnh xơ gan. Ở giai đoạn này, người bệnh thường có các biểu hiện rõ rệt như: uể oải, mệt mỏi, giảm cân, da khô, sắc mặt kém, thiếu máu, quáng gà, viêm lưỡi, viêm phù dây thần kinh. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sốt nhẹ do tế bào gan bị hoại tử, mất chức năng giải độc khiến chất độc tấn công đường tiêu hóa.
Ở giai đoạn cuối người bệnh xuất hiện các biểu hiện như: vàng da, vàng mắt do tế bào gan bị tổn thương gây ra hoặc do bệnh đã chuyển thành ung thư gan. Sau đây bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan cổ trướng.
Nguyên liệu: Cây an xoa sao vàng hạ thổ 50g (cả thân và lá), cây bán chi liên khô 20g, cây cà gai leo khô 30g.
Cách thực hiện: rửa sạch các vị thuốc, đem sắc với 1,5 lít nước trong khoảng thời gian 20 phút, uống sau mỗi bữa ăn.
Bài thuốc 3: Cây an xoa hỗ trợ điều trị các bệnh về gan (men gan tăng cao cao, virus A, B, C)
Những người bị tăng men gan thường không có triệu chứng nào trong trường hợp mắc bệnh viêm gan do rượu, viêm gan B hoặc viêm gan C mạn tính. Nếu các bệnh lý về gan cấp tính gây ra men gan tăng cao, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau bụng trên bên phải, mất ham muốn tình dục, ngứa, thay đổi bất thường về tinh thần.
Những người bị mắc các chứng bệnh viêm gan virus A, B, C thường có các triệu chứng sau: tiêu chảy, mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ, đau cơ khớp, buồn nôn, đau bụng nhẹ, nôn, giảm cân, vàng da… Sau đây là bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh về gan (men gan tăng cao cao, virus A, B, C).
Nguyên liệu: An xoa khô 50g, cây cà gai leo 50g đã được sao vàng.
Cách thực hiện: Sau khi hai nguyên liệu trên được rửa sạch cho vào ấm sắc với 1000ml nước, uống thay nước hàng ngày.
Bài thuốc 4: Cây an xoa giúp hỗ trợ chữa viêm đại tràng mãn tính.
Người bệnh bị viêm đại tràng mãn tính thường xuất hiện các triệu chứng: mệt mỏi, ăn ngủ kém, đầy bụng, chán ăn, suy giảm trí nhớ hay cáu gắt, sốt, sụt cân, xuất hiện các cơn đau ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái, vùng đại tràng góc gan, góc lách, rối loạn đại tiện (đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, táo bón hoặc phân có máu, có chất nhầy…). Sau đây là bài thuốc hỗ trợ chữa viêm đại tràng mãn tính.
Nguyên liệu: 100g cây an xoa khô đã được sao vàng.
Cách thực hiện: Cho nguyên liệu trên vào ấm sắc với 1000ml nước, đun trong khoảng 20 phút, sử dụng trong ngày uống thay nước.
Những lưu ý khi sử dụng cây an xoa để đạt hiệu quả.
An xoa thảo là một loại dược liệu có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh về gan, để phát huy tác dụng của nguồn dược liệu này cần lưu ý một số vấn đề sau:
Cây an xoa dùng dạng nào là tốt nhất?.
Việc sử dụng dược liệu An xoa ở dạng nào tốt nhất là điều quan tâm của rất nhiều người khi tìm hiểu về loại cây này. Theo các chuyên gia y tế để tránh tình trạng mua phải cây an xoa không chất lượng vì trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm trộn lẫn cây an xoa với các loại cây dại khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi mua mọi người nên lựa chọn sử dụng cây an xoa ở dạng phơi khô sao vàng hạ thổ hoặc mua ở những cơ sở uy tín, rõ nguồn gốc xuất xứ.
Trên thị trường hiện nay xuất hiện một số sản phẩm trà an xoa, cao an xoa, mọi người cần kiểm tra kỹ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng trước khi mua để tránh tình trạng tiền mất tật mang.
Người bệnh nên sử dụng cây an xoa khô sao vàng hạ thổ để đảm bảo sự an toàn khi chữa bệnh.
Sử dụng cây an xoa gây tác dụng phụ như thế nào?
Mặc dù được chứng minh là cây dược liệu lành tính, tuy nhiên trong quá trình sử dụng lần đầu, cây an xoa vẫn gây ra một số tác dụng phụ cho người dùng như: đi ngoài phân lỏng, nhiều lần trong ngày, bụng bồn chồn, thèm ăn… Theo các chuyên gia y tế cho biết, nguyên nhân của tình trạng này là do cơ chế đào thải độc tố của cây an xoa gây ra, các triệu chứng này sẽ hết sau 4 – 5 ngày sử dụng. Do đó, trước khi sử dụng người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để quá trình sử dụng đạt hiệu quả cao.
Những đối tượng nào cần lưu ý khi sử dụng cây an xoa?
An xoa thảo là dược liệu lành tính, tuy nhiên trong quá trình sử dụng cần nên lưu ý một số vấn đề sau:
Đối với phụ nữ: Phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em dưới 16 tuổi không dùng được sử dụng cây an xoa.
Bệnh lý về thận: Bệnh nhân suy thận, mắc các bệnh về chức năng thận không nên sử dụng cây an xoa vì chức năng thận vốn đã yếu, việc sử dụng thêm cây an xoa có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Bệnh lý dạ dày: Bệnh nhân viêm dạ dày không dùng được cây tươi vì mặt dưới lá cây có lông mỏng, quả có lông; những lông này có thể gây khó chịu khi sử dụng, ảnh hưởng không tốt tới dạ dày. Người bệnh khi sử dụng cây an xoa phải sao vàng hạ thổ trước khi sử dụng, đồng thời rửa sạch và loại bỏ quả an xoa.
Bệnh nhân bị huyết áp thấp: Khi sử dụng an xoa cần thêm khoảng 3 lát gừng mỏng để tránh hiện tượng tụt huyết áp, hoa mắt chóng mặt.
Người bị đi cầu phân lỏng không nên dùng an xoa thảo vì điều này có thể ảnh hưởng không tốt tới đường ruột của người bệnh.
Chỉ dùng cây an xoa cho những người được chẩn đoán mắc các bệnh về gan như: ung thư gan giai đoạn đầu, xơ gan, viêm gan virus A, B, C.. Không sử dụng dược liệu này nhằm mục đích phòng bệnh gan, ung thư gan.
Người bệnh nên sử dụng một số thảo dược có tác dụng phòng ngừa bệnh như: cây xạ đen, cây cà gai leo, nấm lim xanh… Đây là những thảo dược an toàn, ít có tác dụng phụ.
Hướng dẫn cách sao vàng hạ thổ cây an xoa.
Theo các chuyên gia y tế, một số loại thảo dược như cây an xoa cần tiến hành sao vàng hạ thổ. Mục đính của việc sao vàng, hạ thổ nhằm thay đổi tính năng của thảo dược làm giảm bớt tính kích thích, dễ uống cân bằng âm dương.
Vì sao dùng cây an xoa phải sao vàng hạ thổ?
Theo quan niệm ngũ hành, vạn vật đều có âm dương. Khi sử dụng thảo dược cũng vậy, một số vị thảo dược trước khi sử dụng cần phải trải qua quá trình sao vàng hạ thổ. Khi sao thảo dược, dược liệu nóng lên làm tăng hỏa độc do phần dương gây nên do vậy trước khi sử dụng cần phải tiến hành hạ thổ. Mục đích để khử hỏa độc, hạ dương khí của thảo dược, tăng âm khí của đất giúp âm dương hòa hợp, điều hòa âm dương. Đối với một số thảo dược như: Dâm dương hoắc, an xoa thảo, giảo cổ lam, bạch tật lê…. là những vị thảo dược cần thiết phải sao vàng hạ thổ trước khi sử dụng.
Các bước tiến hành sao vàng hạ thổ cây an xoa.
Bước 1: Sau khi thu hái cây an xoa về rửa sạch, phân loại thân, lá, hoa và chặt thân cây ra từng khúc nhỏ, sau đó tiến hành phơi khô các loại.
Bước 2: Cho phần thân khô đã được chế biến vào chảo đã được đun trên bếp (lưu ý sử dụng nồi đất hoặc nồi gang) sau đó đảo đều cho vàng, khi xuất hiện mùi thơm tắt bếp. Những phần lá và quả sao tương tự như sao phần thân, để riêng.
Bước 3: Đổ chảo cây xuống nền đất để hạ thổ, có thể phủ một lớp giấy báo lên trên bề mặt. Đời khoảng một vài phút cho thảo dược nguội cho vào túi để nơi khô ráo, tránh chỗ ẩm ướt, sử dụng đến đâu gói lại kỹ đến đó.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây an xoa, hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp mọi người nắm được những thông tin cần thiết về thảo dược này trong quá trình sử dụng cũng như biết cách sử dụng để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe.
[/tintuc]