[tintuc]
Cây cơm cháy chữa bệnh gì? Một số tác dụng và bài thuốc quý
Cây cơm cháy là vị thuốc dân gian thường sử dụng trong các bài thuốc trị bong gân, bầm tím do chấn thương, té ngã, hỗ trợ chữa phong thấp, đau nhức xương khớp, viêm khí quản, chữa mẩn ngứa, dị ứng do thời tiết.
Vậy cây cơm cháy là cây gì? Có tác dụng chữa bệnh gì? Bài thuốc và cách sử dụng như thế nào? Mời bạn cùng Đông Y Gia Truyền Tấn Khang tìm hiểu thảo dược ngay sau đây.
Cây cơm cháy
Cây cơm cháy – Hình ảnh và đặc điểm tự nhiên
Dựa theo quyển Thực Vật Chí của tác giả Nguyễn Quốc Bình (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), cây cơm cháy là thực vật có hoa, thuộc chi Adoxa, họ Adoxaceae.
Tên gọi
Theo các nhà thực vật học, trong quá trình di canh đến nhiều nơi, cây cơm cháy cũng mang theo nhiều tên gọi khác nhau dựa trên các công dụng của nó như: cây thuốc mọi, cây cỏ liền xương (Tuyết cốt thảo) hay cây sóc dịch.
Tên khoa học: Sambucus javanica
Loại cơm cháy trồng ở Việt Nam cũng là loại cơm cháy phổ biến nhất có tên Sambucus nigra (Cơm cháy đen, cơm cháy châu Âu).
Đặc điểm thực vật
Cây cơm cháy có hình dáng tương tự các loài khác trong chi Sambucus.
Chúng là loài cây bụi có chiều cao trung bình; giống cơm cháy Việt Nam cao khoảng 3 – 4m, trong khi một số loài khác ở châu Âu có thể cao đến 10m.
- Thân cây màu xanh lục khi còn non và có một lớp vảy xám khi già, lõi bên trong xốp.
- Lá cây màu xanh, thuộc nhóm lá kép lông chim lẻ, mọc đối nhau, một lá gồm từ 5 – 9 lá chét. Kích thước từ 10 – 15cm chiều dài, 4 – 6cm chiều rộng. Cuống lá xẻ rãnh và mép có răng cưa.
- Hoa cơm cháy mọc thành các chùm hoa nhỏ màu trắng.
- Quả cơm cháy là loại trái ăn được, mọc thành chùm thế chỗ của hoa khi hoa rụng. Quả chín có màu đỏ rồi chuyển dần sang đen. Cây ra hoa từ tháng 6 – tháng chín và sẽ thường cho quả vào khoảng tháng 11.
Quả cơm cháy đen
Phân bố
Hiện nay cây được trồng rộng rãi tại mọi khu vực trên thế giới. Phân bố nhiều nhất là ở Châu Âu và Châu Mỹ.
Tại Việt Nam, cây cũng được trồng rộng rãi, tập trung nhiều tại khu vực miền núi phía bắc như: Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng.
Giá trị dinh dưỡng
Trong cây cơm cháy có chứa nhiều hoạt chất như:
- Hoa chứa khoảng 0,3% tinh dầu, còn lại là các Terpenoid như: acid ursolic, acid Oleanolic, triterpenes alpha- và beta-amyrin, betulin, acid betulic.
- Lá cơm cháy chứa sambunigrin, một ít glucoside.
- Quả cây cơm cháy chứa các saponin như: rutin, quercetin, kaempferol, và các acid phenolic, anthocyanins.
Cây cơm cháy nếu so sánh về hàm lượng với thảo dược khác, có thể thấy nó chứa nhiều hoạt chất dinh dưỡng rất có lợi cho sức khỏe.
Phân tích trên 100g cây cơm cháy đã tìm thấy:
- 27g carbohydrate.
- 106 Calo.
- <1g chất béo và protein.
- 52 mg Vitamin C (57% giá trị cần thiết cho người trưởng thành trong 1 ngày).
- 10mg chất xơ (36% giá trị cần thiết).
- Phenolic acid và các Flavonoid có giá trị cao trong việc chống oxy hóa, ngừa ung thư.
Cây cơm cháy dùng để làm gì?
- Trong y học cổ truyền: cây thuốc được dùng để điều trị bong gân, chấn thương, phong thấp, cảm ho, sốt, viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, vảy nến, viêm da,….
- Trong ẩm thực: quả của cây cơm cháy có vị chua, góp phần gia tăng hương vị cho món ăn. Quả phải nấu chín, có thể làm gia vị, thức ăn hoặc ngâm rượu làm đồ uống.
- Trong hương liệu: chiết xuất tinh dầu trong quả có thể dụng làm nước hoa, mùi hương rất thơm và dễ chịu.
Tác dụng chữa bệnh của cây cơm cháy
Hỗ trợ điều trị phong thấp, giảm bong gân, bầm tím
Do công dụng hoạt huyết tán ứ, khu phong trừ thấp, cây cơm cháy sắc nước uống hoặc đem sao với rượu, đắp lên chỗ đau nhức được cho là có tác dụng giảm đau hiệu quả, giúp máu huyết lưu thông đều đặn.
Bài thuốc đắp ngoài có thể kết hợp thêm cây trinh nữ, ngải cứu, lá lốt. Dân gian thường áp dụng cả uống trong và đắp ngoài để gia tăng hiệu quả.
Trị cảm lạnh, cảm cúm
Chiết xuất từ cây cơm cháy đã được chứng minh giúp giảm mức độ nghiêm trọng cũng như thời gian kéo dài của bệnh cảm cúm.
Một nghiên cứu năm 2004 trên 60 người bị cúm cho thấy: những người uống siro cơm cháy bốn lần mỗi ngày cho thấy cải thiện triệu chứng rõ rệt trong 2-4 ngày so với những người không sử dụng.
Chống oxy hóa
Các thành phần chứa trong thảo dược như vitamin, acid phenolic và flavonoid là các chất chống oxy hóa rất mạnh. Chúng có thể giúp loại bỏ các gốc tự do tấn công cơ thể.
Nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn giàu quả cơm cháy có thể giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính, ung thư.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước ép quả cơm cháy có khả năng làm giảm lượng chất béo cũng như cholesterol xấu trong máu. Dẫn đến giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch xơ vữa.
Lý do quả cho được lợi ích tốt như vậy là do 2 thành phần: Flavonoid như Anthocyanin. Các chất này tác động trực tiếp đến gan và làm giảm lượng cholesterol ngay tại đây.
Chống virus, vi khuẩn có hại
Cây cơm cháy đã được phát hiện có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn như Helicobacter pylori và có thể cải thiện các triệu chứng của viêm xoang và viêm phế quản
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Polyphenol trong cơm cháy được tìm thấy có khả năng thúc đẩy hệ miễn dịch bằng cách tăng số lượng tế bào bạch cầu.
Lợi tiểu
Uống nước cây cơm cháy được phát hiện có tác dụng làm lợi tiểu và tăng bài tiết muối.
Uống nước cây cơm cháy giúp lợi tiểu
Chống trầm cảm
Một nghiên cứu cho thấy những con chuột được cho ăn chiết xuất quả cơm cháy mỗi ngày đã cải thiện các dấu hiệu tâm trạng đáng kể.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cơm cháy
Cây cơm cháy có tính ấm, vị chua, có công dụng khử phong trừ thấp, hoạt huyết tán ứ. Được dùng trong nhiều bài thuốc dân gian như:
Trị ghẻ lở, vết thương
Bài thuốc: 100g lá cây cơm cháy
Cách làm: Rửa sạch lá cơm cháy. Cho lá vào ấm, sắc với 500ml nước trong 20 phút. Lấy nước rửa vết thương, vết ghẻ lở. Kiên trì áp dụng ít nhất 5 ngày để triệu chứng được cải thiện tối ưu nhất.
Cây cơm cháy trị dị ứng (mẩn ngứa, mề đay) do thời tiết
Bài thuốc: 1 nắm cây cơm cháy khô
Cách thực hiện:
- Rửa sạch dược liệu, đem sắc với 1 lít nước, lấy thuốc thoa lên vùng da bị mẩn đỏ.
- Kết hợp lấy cành, lá giã chung với giấm hay xào nóng đắp lên chỗ ngứa ngáy. Sau 30 phút tắm lại với nước sạch (bài thuốc thời Danh y Tuệ Tĩnh). Vừa uống trong, vừa đắp ngoài để mau khỏi.
Chữa chấn thương, bong gân, bầm tím, đau nhức người do bị ngã
- Để giảm đau nhức
Bài thuốc: 100g cây cơm cháy
Thực hiện: Sao với 300ml rượu trắng và 500ml nước. Mở lửa riu riu cho đến khi thuốc cạn còn khoảng 2 chén thì ngưng, gạn lấy phần nước để nguội. Nước sắc khá đắng nên có thể cho thêm 1 chút đường cho dễ uống. Kết hợp uống trong, thoa ngoài để nhanh giảm đau.
- Để trị vết thương bầm tím
Bài thuốc: 300g cây cơm cháy
Cách làm: Đem giã nát, trộn thêm 2 thìa rượu rồi đêm đi sao vàng. Để yên đến khi hơi nguội thì đắp lên chỗ sưng.
Thực hiện đều đặn hằng ngày để vết thương mau khỏi.
Cây cơm cháy hỗ trợ điều trị phong thấp
Dùng 20 – 30g cây cơm cháy sắc nước uống (theo Vân Nam trung thảo dược tuyển).
Kết hợp thêm phương pháp: Cành, lá chia làm 2, 1 phần đem giã nát, trộn với rượu rồi sao vàng, bọc vải, xoa và đắp đều lên chỗ đau nhức. Phần còn lại đem hun nóng, rải lên chiếu cho người bệnh nằm.
Lưu ý không dùng nóng quá gây phỏng da, không nguội quá vì mất tác dụng.
Trị sưng đau xương khớp
Dùng rễ sao vàng rồi đắp lên vùng đau nhức. Đặc biệt là khớp gối nơi dễ bị đau nhức khi trái gió trở trời.
Nên nhớ, để giảm đau nhức gân xương, mùa lạnh thì dùng rễ, mùa nóng thì lấy lá, cành mới hiệu quả (theo sách “Thiên Kim phương”, Đại danh y Tôn Tư Mạo đời Đường).
Chữa gãy xương, giúp mau liền xương
Cây cơm cháy còn có tên gọi khác đó là cây liền xương (Cốt toái thảo) để chỉ việc cây trị gãy xương rất hiệu quả.
Vẫn sử dụng rễ cây sao vàng đắp lên vùng xương gãy. Tuy nhiên sau khi đắp phải cố định vùng gãy lại để vết thương mau lành.
Chữa tiểu tiện nhỏ giọt, đau rát
Bài thuốc: Dùng cành, lá cơm cháy, hầm với thịt lợn, ăn nhiều lần trong ngày. Một liệu trình thực hiện 10 ngày sẽ thấy đi tiểu dễ dàng hơn.
Trước khi dùng cây cơm cháy, bạn nên lưu ý những gì?
Nhìn chung, cây cơm cháy là vị thuốc lành tính, vị chua, tính ấm, không độc, chưa thấy ghi nhận tác dụng phụ. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Vỏ, quả mọng chưa chín và hạt chứa một lượng nhỏ chất lectin, cyanogenic glycoside có khả năng gây ra các vấn đề về dạ dày nếu ăn quá nhiều.
- Không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú
- Thận trọng khi sử dụng cây cơm cháy cùng lúc với thuốc tiểu đường, huyết áp, thuốc nhuận tràng. Nên dùng cách nhau ít nhất 2 giờ.
- Cần phân biệt cây cơm rượu (bưởi bung), cây cơm nguội và cây cơm cháy.
Trên đây là những thông tin hữu ích về vị thuốc Nam cây cơm cháy. Đông Y Gia Truyền Tấn Khang hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về công dụng, cách dùng, cũng như biết cách tận dụng vị thuốc để chữa bệnh hiệu quả.
Đông Y Gia Truyền Tấn Khang cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi, hãy chia sẻ bài viết của chúng tôi để nhiều người cùng biết về vị thuốc này.
Chúng tôi Đông Y Gia Truyền Tấn Khang – Vì sức khỏe cộng đồng là trang chia sẻ thông tin hữu ích về lĩnh vực sức khỏe, y tế, thẩm mỹ, làm đẹp với đội ngũ biên tập viên tâm đức, tài năng. Thường xuyên truy cập Đông Y Gia Truyền Tấn Khang để không bỏ lỡ bất kỳ vị thuốc hay nào.
Tác giả: Đinh Bá Tường
Nguồn tham khảo:
Sambucus canadensis (en.wikipedia.org).
AMERICAN ELDER: Overview, Uses, Side Effects, Precautions, Interactions, Dosing and Reviews (webmd.com).
Elderberry Uses, Benefits & Dosage (drugs.com).
[/tintuc]